Răng bị đau sau khi trám làm thế nào để hết đau nhức chính là vấn đề được khá nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo thêm về bài viết sau đây. Ngoài ra, không phải ai cũng biết bọc răng sứ có bền không?

Nguyên nhân răng bị đau sau khi trám 

Răng bị đau sau khi trám có thể do một số nguyên nhân sau đây: 

Chưa lấy sạch mô răng sâu hoặc tủy viêm: Trước khi trám răng sâu, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch mô sâu bệnh, lấy hết phần ngà răng bị hỏng và tủy viêm rồi mới trám răng. Nhưng nếu mô răng sâu và tủy hỏng không được loại bỏ triệt để, những vi khuẩn còn sót lại sẽ tiếp tục phát triển và tấn công răng gây nên cảm giác đau nhức. Vấn đề bọc răng sứ có phải lấy tủy không nhiều người quan tâm.

Làm thế nào nếu răng bị đau sau khi trám?-1
Răng bị đau sau khi trám do nguyên nhân gì?*

Do vật liệu trám răng không tốt: Vật liệu hàn trám kém chất lượng, hoặc không phù hợp với cơ địa, dễ gây kích ứng răng và nướu thì sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng trám răng rồi vẫn nhức răng. 

Do bác sỹ hàn trám không đúng kỹ thuật: Điều này là do tay nghề và trình độ của bác sĩ còn yếu. Thao tác hàn trám không chính xác, nên khiến miếng trám bị lỏng, hở, không sát khít, do đó dễ khiến bạn bị ê buốt và nhức răng. 

Do chăm sóc răng không đúng cách: Việc không chú ý chăm sóc và bảo vệ răng sau khi trám hoặc trường hợp nền răng của bạn yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đau nhức răng sau khi trám. 

Do áp lực nén: Răng bị đau nhức, ê buốt còn có thể do áp lực nén ép vật liệu trám vào xoang hàm làm di chuyển dịch ngà trong ống ngà gây ra cảm giác đau nhức. Trong trường hợp miếng trám bị vênh lệch cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức và ê buốt cho răng. 

Do đèn chiếu laser: Đèn chiếu laser làm đông cứng vật liệu trám, thường vật liệu trám sẽ có khuynh hướng co vào phần đặt đèn laser, khi đó sẽ tạo ra một khoảng trống giữa miếng trám và bề mặt tiếp xúc, sau đó dịch ngà sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Chính vì vậy khi ăn nhai, chất lỏng trong dịch ngà sẽ di chuyển và gây ra cảm giác đâu nhức và ê buốt. 

Biểu hiện của răng đau sau khi trám 

Cơn đau khi cắn: Cơn đau này nhận thấy ngay sau khi gây tê biến mất và còn tiếp tục theo thời gian. Trong trường hợp này, vết trám không đúng khớp cắn và bạn cần đến nha sĩ để chỉnh lại hình dạng phần trám răng. 

Đau khi chạm vào răng: Đây là cơn đau rất sắc xảy ra khi các răng chạm vào nhau. Tuy nhiên nó sẽ tự động biến mất trong một khoảng thời gian ngắn 

Đau răng kế bên: Cơn đau đến từ răng bên cạnh răng đã trám. Đây không phải là cơn đau đặc biệt, chỉ là tín hiệu đau chạy dọc theo hàm và sẽ giảm trong 1-2 tuần. 

Cách khắc phục răng bị đau sau khi trám hiệu quả? 

Làm thế nào nếu răng bị đau sau khi trám?-2
Làm thế nào để răng không đau sau khi trám*

Để khắc phục tình trạng răng bị đau sau khi trám bạn nên thực hiện theo các phương pháp sau:

Sử dụng kỹ thuật trám răng bằng công nghệ Laser, làm đông vật liệu ngay trên răng, có khả năng tăng độ cứng, độ bền của miếng trám lên mức cao nhất, bên cạnh đó là có thể cố định vật liệu chắc chắn trên răng nên không xảy ra hiện tượng miếng trám lỏng hở hay bong tróc sau khi trám. 

Răng sâu sau đó sẽ được chụp X quang để xác định mức độ sâu và viêm tủy. Vì vậy, việc lấy sạch triệt để những phần mô răng bị hỏng cùng tủy bị hoại tử, việc để sót sẽ hoàn toàn không xảy ra. 

Sử dụng vật liệu Composite được nhập khẩu từ nước ngoài để hàn trám răng, đây là chất liệu thân thiện, lành tính, có độ bền cao, không gây kích ứng với cơ thể, phù hợp với cả người có cơ địa nhạy cảm. Nên bạn có thể yên tâm thực hiện trám răng mà không lo lắng trám răng rồi mà vẫn bị nhức răng. 

Quá trình hàn trám do chính những bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp tiến hành, thao tác chính xác, nhanh gọn, cẩn thận, việc sai sót do tay nghề bác sĩ sẽ không xảy ra.
 
Top