Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha hiệu quả đối với nhiều trường hợp khuyết điểm khác nhau. Khi quyết định thực hiện, bạn cần nắm rõ về những thông tin của phương pháp này. Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Những trường hợp nào nên niềng răng mắc cài?
Phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho bạn khi răng bạn gặp một số vấn đề như sau:
– Răng hô, vẩu, móm
– Răng mọc lệch, mọc ngược, răng khểnh, chen chúc nhau
– Răng thưa
– Răng bị sai lệch khớp cắn.
Ưu và nhược điểm của niềng răng mắc cài
Ưu điểm của niềng răng mắc cài
+ Tiết kiệm chi phí: So với niềng răng không mắc cài thì niềng răng mắc cài tiết kiệm chi phí hơn. Phù hợp với những đối tượng có thu nhập không cao.
Khay niềng răng ôm sát và cố định xương quai hàm
+ Thời gian niềng răng nhanh chóng, ổn định.
+ Hiệu quả niềng răng dài lâu, bền vững, an toàn, không gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.
Nhược điểm của niềng răng mắc cài
+ Tính thẩm mỹ không cao bằng niềng răng trong suốt.
+ Vệ sinh răng miệng khó khăn hơn niềng răng trong suốt.
** Thông tin liên quan cấy ghép implant có tốt không nên tìm hiểu
Quy trình niềng răng mắc cài
Quy trình niềng răng mắc cài hiện đại thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế với các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Thăm khám và chụp CT
Thăm khám cho khách hàng trước khi thực hiện
Bác sỹ sẽ thăm khám và chụp phim để phân tích tổ chức răng, cấu trúc xương hàm. Sau đó, bác sẽ sẽ lên kế hoạch niềng răng cho bệnh nhân.
Bước 2: Lập phác đồ điều trị
Phác đồ điều trị sẽ được lập trên phần mềm giúp cho việc phân tích kế hoạch dịch chuyển của răng, vị trí răng cần dịch và thời gian niềng răng hoàn thành.
Bước 3: Kí hợp đồng niềng răng
Sau khi lập xong phác đồ điều trị, bác sỹ sẽ cho bệnh nhân xem phác đồ điều trị và giải thích về quá trình niềng răng của bệnh nhân. Nếu như bệnh nhân đồng ý thì sẽ tiến hành ký hợp đồng niềng răng để đảm bảo quyền lợi và kết quả điều trị của bệnh nhân.
Bước 4: Gắn mắc cài
Gắn mắc cài lên răng
Bác sỹ sẽ tiến hành gắn mắc cài trên răng của bệnh nhân. Đặt dây cung và cố định mắc cài, chốt tự buộc và tạo lực siết giúp cho răng dịch chuyển từ từ.
Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc sau khi niềng răng thưa
Sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng mắc cài cũng như thời gian tái khám. Bạn cần tuân thủ lịch tái khám theo đúng chỉ định của bác sỹ để có được kết quả tốt nhất.