Khuyết điểm mất răng làm mất tính thẩm mỹ là mất tính thẩm mỹ trên tổng thể gương mặt. Làm sao để có thể khắc phục được khuyết điểm này là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin liên quan.

Các phương pháp phục hình răng

Trong phục hình nha khoa hiện nay, có 3 phương pháp đang được sử dụng rộng rãi là: hàm giả tháo lắp, cầu răng và cấy ghép răng implant. Mỗi kỹ thuật có một đặc điểm, tính chất khác nhau. Dựa vào tình trạng bệnh lý, điều kiện bản thân mà bệnh nhân sẽ có sự lựa chọn phù hợp. Nên cấy ghép implant hay hàm giả cầu răng vẫn luôn là băn khoăn của không ít người bệnh.

Các phương pháp phục hình răng:

–   Hàm giả tháo lắp được sử dụng thay thế cho trường hợp mất một, nhiều răng hay toàn bộ hàm. Một hàm giả tháo lắp bao gồm nền hàm và răng phục hình ở trên. trồng răng sứ giá bao nhiêu? Cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến khi lựa chọn phương pháp này.
Mất răng nên cấy ghép răng hay cầu răng sứ?
Hàm giả tháo lắp
–   Cầu răng là phương pháp áp dụng cho những trường hợp mất một hay nhiều răng. Để thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ phải mài 2 răng thật bên cạnh răng mất để làm trụ cho cầu răng.

–   Cấy ghép răng implant được coi là kỹ thuật tiên tiến, được chỉ định cho những trường hợp mất 1, nhiều răng hay toàn hàm. Cấy ghép implant sử dụng những trụ kim loại bằng titan cấy vào xương hàm. Sau khoảng 1 – 6 tháng khi implant được cố định trong xương thì bác sĩ sẽ phục hình răng sứ lên trên.
*** Tham khảo thông tin cắt lợi trùm răng khôn có đau không từ nha khoa

Mất răng nên cấy ghép răng hay cầu răng sứ?

Để giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, nha khoa Đăng Lưu sẽ giới thiệu đôi nét về những kỹ thuật này.

Hàm giả tháo lắp và cầu răng được coi là những phương pháp khá truyền thống bởi chúng đã được áp dụng rộng rãi trong nha khoa từ rất lâu. Tuy nhiên, bản thân chúng vẫn mang một số ưu, nhược điểm sau:

Hàm giả tháo lắp

   –   Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là giá thành rẻ, thực hiện nhanh chóng, dễ dàng tháo lắp để vệ sinh nên được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, nó lại mang khá nhiều nhược điểm như:

   –   Hàm giả tháo lắp không đạt sức nhai tốt, chỉ bằng khoảng 20 % so với răng thật nên bệnh nhân không được thoải mái trong việc ăn uống.

   –   Sau một thời gian sử dụng, dịch miệng ngấm vào răng giả gây mùi hôi. Xương hàm bị tiêu khiến hàm giả trở nên lỏng lẻo, không khít sát với nướu như khi mới phục hình nên dễ bị chệch ra khỏi nướu, cấn đau nướu khi bệnh nhân ăn nhai, thậm chí có thể gây tổn thương nướu nghiêm trọng. Lúc này, bệnh nhân phải làm lại hàm giả mới.

Cầu răng

–   Cầu răng cho hiệu quả thẩm mỹ và ăn nhai khá tốt so với răng thật nên bệnh nhân thuận tiện sử dụng hiệu quả hơn hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên, bản thân phục hình này lại mang nhược điểm khá lớn khi đòi hỏi phải răng thật bên cạnh răng mất để là trụ cầu, gây ảnh hưởng đến răng sinh lý, thậm chí gây tổn thương tủy nếu bác sĩ điều trị không vững tay nghề.

–   Bên cạnh đó, tuổi thọ của cầu răng tùy thuộc rất nhiều vào sức khỏe của 2 răng trụ. Có thể sau một thời gian sử dụng, những răng này có dấu hiệu suy yếu dần khiến cầu răng cũng sẽ bị lung lay, không còn đảm bảo chất lượng như lúc ban đầu. Vì vậy, bệnh nhân cũng cần đến nha khoa chỉnh sửa hoặc phục hình lại.
Cấy ghép Implant
Mất răng nên cấy ghép răng hay cầu răng sứ?
Thực hiện cấp ghép răng
Cấy ghép implant được coi là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực nha khoa, khắc phục những nhược điểm của 2 phương pháp trên.

–   Răng implant đạt lực nhai tương đương với răng thật. Vì là phương pháp phục hình cho cả chân và thân răng đã mất nên răng implant có cấu tạo giống răng sinh lý, bền chắc, cố định trong xương hàm nên việc ăn nhai của bệnh nhân cũng được thực hiện tốt hơn.

–   Các trụ implant trong xương hàm đóng vai trò như những chân răng thực thụ nên có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương hiệu quả, bảo tồn xương hoàn thiện. Đây là ưu điểm nổi bật so với 2 phương pháp trên.

–   Hàm giả tháo lắp với sự thoái hóa tự nhiên của nhựa, cầu răng có thể suy yếu bởi sự thoái hóa của răng trụ nên tuổi thọ của 2 phục hình này không cao. Trong khi đó, tuổi thọ của răng implant được đánh giá trên 20 năm, thậm chí cao hơn nữa nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc răng miệng tốt.

Tg: Trang
 
Top