Implant nha khoa ( dental implant ) là kỹ thuật phục hình răng giả cả chân và thân răng, đóng vai trò như răng thật nên có khả năng phục hồi tốt chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ như răng sinh lý. Vậy những chỉ định và chống chỉ định của implant là gì? Bác sĩ nha khoa Đăng Lưu trả lời giúp bạn vấn đề này.
Chỉ định và chống chỉ định của implant
Chỉ định và chống chỉ định của implant


Cấy ghép implant là gì?

Implant là trụ được làm bằng titanium dùng để đặt vào trong xương hàm. Sau khi cấy ghép implant khoảng 1-6 tháng thì trụ implant sẽ cố định chắc chắn vào trong xương hàm thì bác sĩ sẽ phục hình mão răng sứ lên trên.
*** Tham khảo thông tin về nha khoa bọc răng sứ titan được tiến hành như thế nào
Titanium là vật liệu từ lâu đã được sử dụng trong các ngành công nghệ cao và nha khoa vì tính sinh học tốt, khả năng tương thích xương rất cao và an toàn với cơ thể người.

Cấu tạo răng implant: bao gồm trụ implant, abutment và phục hình.

+ Trụ implant: dùng để đặt cố định vào xương hàm, có tác dụng như chân răng thật. Tùy theo kích thước xương của từng người và vùng răng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chọn loại implant phù hợp.

+ Abutment: là cùi dùng để phục hình lên trụ implant. Abutment sẽ được gắn với trụ implant bằng vít để nâng mão sứ và cầu răng.

+ Phục hình: bác sĩ sẽ dùng răng sứ, mão hoặc cầu răng để cố định vào abtment.

Trường hợp chỉ định cấy ghép răng implant

Implant được chỉ định cho các trường hợp bị mất một hoặc nhiều răng, thậm chí với những người bị mất toàn bộ răng. Bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép răng implant cho những trường hợp sau:

– Bệnh nhân bị mất răng nhưng không muốn phục hình theo phương pháp tháo lắp, nhất là những bệnh nhân mất toàn hàm răng.

– Những bệnh nhân bị chức năng hoặc thoái hóa hàm giả tháo lắp.

– Bệnh nhân không muốn thực hiện cầu răng hoặc không muốn các răng xung quanh bị ảnh hưởng.

– Răng của bệnh nhân không đủ điều kiện để làm trụ.

– Bệnh nhân muốn bảo tồn xương hàm.

Trường hợp chống chỉ định cấy ghép implant

– Bệnh nhân chưa đủ 18 tuổi. Giai đoạn này xương hàm của bệnh nhân đang phát triển và dần đi vào ổn định nên khi can thiệp các biện pháp cấy ghép răng implant sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt sau này.

– Bệnh nhân đang mang thai. Khi cấy ghép răng implant phải thực hiện chụp phim và sử dụng một số loại thuốc nhất định nên không tốt cho bệnh nhân mang thai.

– Xương hàm của bệnh nhân bị dị dạng nghiêm trọng không thể phục hồi được.

– Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường không kiểm soát, thiểu năng tuyến yên, bệnh Paget…

– Bệnh nhân nghiện rượu, thuốc lá nặng.

Chắc hẳn bây giờ bạn đã phần nào trả lời được cho câu hỏi “chỉ định và chống chỉ định của implant” là gì. Để biết thêm cụ thể về kỹ thuật này, bạn vui lòng đến trực tiếp trung tâm để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
Bài viết được trích nguồn tại: http://niengrangmatluoi.net 
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578

TG: VT
 
Top